Việt Nam đối mặt ‘cơn bão’ thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống Mỹ/ Daily News on Youtube /  Lưu Trữ / Tài Liệu/ Thời Sự & Tin NgắnVNCO Facebook

QUẢNG CÁOCÁO PHÓ & PHÂN ƯU

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

.

Quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp mức thuế nhập khẩu 46% với hàng hóa Việt Nam đang tạo ra một cú sốc lớn đối với nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu. Mức thuế này được đánh giá là cao nhất trong các nước có quan hệ thương mại lớn với Hoa Kỳ, chỉ sau Campuchia (49%) và Lào (48%).

Theo Tổng thống Trump, đây là chính sách “có đi có lại”, nhằm đáp trả việc nhiều quốc gia áp thuế cao lên hàng hóa Hoa Kỳ. Riêng với Việt Nam, ông cáo buộc Việt Nam là điểm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc, nơi hàng được “hô biến” thành sản phẩm “made in Vietnam” để lách thuế. Phía Toà Bạch Ốc cũng cho biết, mức thuế này nhằm giảm thâm hụt thương mại với Việt Nam – nơi xuất siêu sang Hoa Kỳ gần 123 tỷ đô la Mỹ trong năm 2024, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Với hơn 30% GDP phụ thuộc vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại lớn. Các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, gỗ và thủy sản đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nike – thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới – sản xuất một nửa số giày và gần 30% hàng may mặc tại Việt Nam, đang đối mặt với chi phí tăng vọt. Không chỉ Nike, các thương hiệu lớn khác như Adidas, Lululemon, Columbia, On, Arc’teryx… đều phụ thuộc vào chuỗi cung ứng đặt tại Việt Nam.

Ngay sau thông tin về mức thuế, thị trường chứng khoán Việt Nam đồng loạt giảm sâu. VN-INDEX mất gần 5% trong phiên sáng 3/4, cùng xu hướng với các thị trường châu Á khác. Nhiều chuyên gia đánh giá, mức thuế này có thể khiến hàng hóa Việt “hết cửa” vào Hoa Kỳ nếu không có giải pháp kịp thời.

Trước tình hình nghiêm trọng, sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì họp khẩn với các bộ ngành, chỉ đạo thành lập tổ phản ứng nhanh do Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu. Mục tiêu là chủ động ứng phó, đàm phán với Hoa Kỳ, bảo vệ sản xuất và xuất khẩu trong nước.

Chính phủ cũng yêu cầu rà soát các hiệp định thương mại song phương như TIFA và BTA, đồng thời xúc tiến thu hút doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào những lĩnh vực chiến lược để tăng tỷ lệ nội địa hóa thành phần từ Hoa Kỳ trong sản phẩm xuất khẩu.

ĐKN. TV

Xem thêm tin Hoa Kỳ và Thế Giới trong ngày

Xem các tin Portland và Vancouver trong ngày

See more news on VNCO News Facebook

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *