Zelensky gạt bỏ đề xuất ngừng bắn và trao đổi tù binh dịp lễ Giáng sinh

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống Mỹ/ Daily News on Youtube/ TỘI PHẠM / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/ Tin Ngắn 24/7

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Nhật Tân•Thứ Năm, 12/12/2024
Bằng lời lẽ trào phúng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gạt bỏ kiến nghị ngừng bắn và trao đổi tù binh vào dịp lễ Giáng sinh này, đề xuất bởi Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ông Orban trước đó cũng từng có các nỗ lực hòa bình cho chiến tranh Ukraine nhưng cũng không thành công. Lần này, ông Orban đã nói chuyện với Tổng thống Đắc cử Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nhưng kết quả đã không được như ý.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong phỏng vấn với truyền thông nội địa Suspilne, công bố 16/11/2024. Ông đã cười và lắc đầu khi được phóng viên hỏi về việc liệu ông có thể bị Tổng thống Mỹ Đắc cử Donald Trump ép buộc hòa đàm hay không. (ảnh lấy từ mạng xã hội)

“Hiện nay là những tuần nguy hiểm nhất của chiến tranh Nga – Ukraine” — Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Theo thông điệp công bố hôm Thứ Tư, Thủ tướng Hungary Orban tỏ ý làm tiếc khi Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối đề xuất của ông, với cương vị là chủ tịch luân phiên của EU:

“Vào lúc cuối của Hungary làm chủ tịch EU, chúng tôi đã có các cố gắng vì hòa bình. Chúng tôi đã đề xuất ngừng bắn và trao đổi tù binh quy mô lớn nhân dịp lễ Giáng sinh. Đáng buồn là hôm nay Tổng thống Volodymyr Zelensky từ chối một cách rõ ràng, và gạt bỏ khả năng ấy. Chúng tôi đã cố gắng hết sức rồi!” ông Orban viết trên X (Twitter).

Ngay trước đó, ông Zelensky đã dùng lời lẽ trào phúng để gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân mà ông Orban đề xuất, bằng cách đề cập tới tình cảnh bi đát hiện nay của Bashar al-Assad, cựu tổng thống Syrian, người vừa mới cùng gia đình trốn chạy sang tị nạn tại Nga:

“Tất cả chúng tôi đều hy vọng rằng Viktor Orban ít nhất đừng có gọi cho ông Assad để cũng được nghe những bài lên lớp dài dòng cả tiếng đồng hồ,” ông Zelensky viết trên X.

Ông Zelensky cũng từng lấy tình cảnh bi đát của ông Assad để miêu tả về một tương lai thảm hại mà ông Zelensky cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phải đối mặt:

“Cái ông Assad ‘dũng cảm’ này đã trốn chạy tới Putin. Thế nhưng mà Putin sẽ chạy đi đâu?” ông Zelensky viết trên X.

Trong thông báo hôm Thứ Tư, Thủ tướng Orban đã nói về nỗ lực của ông, nói chuyện với cả hai phe Nga và Mỹ/Ukraine, nhằm đạt được một bước tiến gần hơn tới hòa bình:

“Tôi đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại 1 giờ đồng hồ sáng nay với Tổng thống Putin. Hiện nay là những tuần nguy hiểm nhất của chiến tranh Nga – Ukraine. Chúng tôi đã nói về tất cả các bước có thể khả thi về ngoại giao để dọn đường cho một thỏa thuận ngừng bắn và sau đó là đàm phán hòa bình.”

Thông điệp của Thủ tướng Hungary Viktor Orban trên mạng xã hội

Trong thông điệp trên X (Twitter) đó, ông Orban không nói cụ thể về nội dung cuộc điện đàm giữa ông và Tổng thống Putin.

Theo một báo cáo, ông Orban vào hôm Thứ Hai đã tới Florida, Mỹ, để gặp và nói chuyện với Tổng thống Đắc cử Mỹ Donald Trump và một số thành viên thân cận của ông Trump.

Các vấn đề về thương mại và hợp tác năng lượng là chủ đề chủ yếu của cuộc nói chuyện này. Chủ đề chiến tranh Ukraine cũng được nhắc đến, và ông Orban đã “bày tỏ quan tâm đến việc giúp đỡ [ông Trump] tìm biện pháp ngoại giao để giải bài toán này.”

Lời hứa dùng ngoại giao để chấm dứt chiến tranh Ukraine là một trong những điều ông Trump cần thực hiện đầu tiên sau khi đắc cử tổng thống Mỹ.

Viktor Orban là một trong số rất ít các nhà lãnh đạo thuộc khối EU và NATO mà không tán đồng với các nhà lãnh đạo khác trong khối trong chủ trương giải quyết vấn đề chiến tranh Ukraine: Ông Orban muốn hòa đàm.

Thời gian qua, NATO, dẫn đầu bởi chính quyền Biden, vẫn luôn nhấn mạnh vào cam kết sẽ ủng hộ chính quyền Kiev tới cùng (“as long as it takes”: tới chừng nào còn khả dĩ). Họ từ chối chủ động nêu ra rằng chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc thế nào, mà thay vào đó, nói rằng chính Kiev sẽ quyết định điều ấy, còn phương Tây sẽ sát cánh cùng Kiev.

Vào những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ của mình, chính quyền Biden đã làm mọi cách để leo thang chiến tranh. Cùng thời gian mà ông Orban tìm cách vận động cho hòa bình, thì chính quyền Biden tiếp tục cho Kiev dùng ATACMS bắn tiếp vào lãnh thổ Nga, điều mà Nga nhất định sẽ trả đũa. Ông Orban bình luận rằng đây là những tuần “nguy hiểm nhất” của chiến tranh Ukraine.

Sau cuộc nói chuyện với phía Mỹ, ông Orban đã có cuộc nói chuyện qua điện đàm với Tổng thống Nga Putin vào đầu giờ sáng Thứ Tư. Cũng theo báo cáo nói trên, Điện Kremlin cho hay ông Putin đã “nói chi tiết về các đánh giá mang tính nguyên tắc của mình liên quan tới Ukraine, và chủ trương phá hoại của chế độ Kiev, chế độ đang tiếp tục gạt bỏ mọi cơ hội cho các giải pháp hòa bình.”

Cuộc nói chuyện giữa ông Putin và ông Orban còn đề cập tới nhiều chủ đề khác.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2022, hòa ước Istanbul sắp thành cũng đã từng bị Kiev xé bỏ.

Nếu đúng theo hòa ước này, thì Ukraine đã không mất đi 4 tỉnh phía Đông, và hai phe Nga và Ukraine đã không phải chết nhiều người như vậy.

Đổi lại, Ukraine buộc phải cam kết trở thành quốc gia trung lập.

Gần 3 năm kể từ đó, hiện nay Ukraine đang thua ở chiến trường, trong khi chính quyền Mỹ nhiều lần yêu cầu tìm cách có được thêm lính cho tiền tuyến bằng cách hạ tuổi bắt buộc đi lính, nhưng mà, những người cầm đầu chính quyền Kiev, chính quyền hiện đang sống một phần bằng vào viện trợ của Mỹ và NATO, vẫn tiếp tục nói tuyên bố rằng họ vẫn theo đuổi việc gia nhập NATO.

Phía NATO tuy vẫn chưa cho phép Ukraine gia nhập, nhưng vẫn luôn muốn tiếp tục dùng Ukraine như một lực lượng chiến đấu chống Nga, bằng cách này hay cách khác.

Giáo sư John Mearsheimer nhiều lần phân tích rằng, nếu Mỹ tiếp tục như vậy, thì người Nga sẽ không chấp nhận và sẽ chiến đấu tới cùng, bởi vì họ coi đó là uy hiếp tới tồn vong của họ, cho nên, hòa đàm sẽ thất bại. Chiến tranh sẽ tiếp diễn, và theo phán đoán của giáo sư thì Nga sẽ tiếp tục thắng trên chiến trường, và kết cục là buộc Mỹ/NATO phải chấp nhận một giải pháp tựa như đóng băng xung đột ở Ukraine.

Mỹ sẽ không từ bỏ việc ngăn chặn Nga trở nên cường thịnh trở lại. Một hòa bình đích thực cũng sẽ kéo theo việc gỡ bỏ toàn bộ hoặc phần nào các phong tỏa kinh tế và lệnh trừng phạt đối với Nga. Trong khi đó, đóng băng xung đột thì không. Nhưng mà, hòa bình mới đem lại điều tốt đẹp cho nhân dân Nga và Ukraine. Còn đóng băng xung đột thì không, vì nguy hiểm và thù hận vẫn không chấm dứt.

Nhật tân

Xem các tin khác của Hoa Kỳ & Thế Giới trong ngày

Tin Ngắn 24/7

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *