Chính quyền Biden gấp rút vũ trang Ukraine, và vẫn muốn Kiev giảm tuổi bắt lính — WaPo

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống Mỹ/ Daily News on Youtube/ Portland Tài Liệu / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/ Tin Ngắn 24/7

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Nhật Tân•Thứ Tư, 04/12/2024
Cuộc chạy nước rút đưa súng đạn và tiền bạc vào chiến trường Ukraine, theo quan chức Nhà Trắng nói với Washington Post, có thể làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ khi phải lấy hàng từ kho phòng thủ của Mỹ, ảnh hưởng tổng thống nhiệm kỳ tới. Những nỗ lực vội vàng ấy là vì e sợ chính quyền Donald Trump sẽ ngừng việc tiếp tục đặt các vũ khí của nước mình vào một quốc gia ngay sát cạnh Liên bang Nga. Có được ắt có mất, “đây là cuộc đánh đổi thực sự,” quan chức bình luận. Ngoài ra, quan chức Mỹ cho hay họ thất vọng khi giới chức Kiev kháng cự yêu cầu giảm tuổi bắt lính xuống tuổi teen.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch ốc tại Washington, DC, ngày 21/9/2023. (Nguồn ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Bài báo được Washington Post đăng hôm Thứ Ba, miêu tả rằng việc chính quyền Biden phải dồn dập vũ trang Ukraine là một “khởi xướng con vịt què” (lame-duck, hoạt động cuối cùng khi sắp hết nhiệm kỳ), là với lý do (1) quân Nga đang “trên đà tiến công ở chiến trường”; và (2) nguy cơ nước Mỹ sẽ “đột ngột thay đổi chính sách chiến tranh” sau ngày 20/1/2025 khi Donald Trump tái nhập Tòa Bạch Ốc.

“Tổng thống đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng nhanh chóng cung cấp trang thiết bị cho Ukraine, để đảm bảo rằng Ukraine có trang thiết bị cần thiết cho tự vệ,” cố vấn an ninh của Nhà Trắng Jake Sullivan nói hôm Thứ Hai. “Tổng thống đang tìm cách đưa Ukraine vào thế mạnh nhất có thể.”

Nhưng mà, mặc kệ Washington làm thế nào để chống đỡ cho Kiev, thì quân đội Ukraine vẫn “thua xa” quân Nga, khi mà năng lực duy trì lượng binh lính đổ vào chiến trường vẫn kém Nga quá nhiều.

“Ngay cả khi mà họ (Mỹ) tăng mạnh gửi vũ khí [cho Kiev], thì thất vọng đối với giới chức Ukraine vẫn đang gia tăng, khi những người đó kháng cự lại yêu cầu của Mỹ hãy hạ tuổi bắt phải đi lính từ 25 xuống 18 tuổi,” tờ báo viết, và dẫn lời của quan chức Nhà Trắng như sau.

“Chúng tôi nhất định sẽ duy trì việc gửi tới Ukraine các vũ khí và thiết bị. Chúng tôi biết rằng chúng là thiết yếu. Nhưng mà, nhân lực cũng [đồng dạng thiết yếu] vào thời điểm này,” người phát ngôn của Tòa Bạch Ốc John Kirby nói vào tuần trước. “Mà thực ra, chúng tôi tin rằng nhân lực mới là phần thiết yếu nhất mà họ cần có. Cho nên, chúng tôi cũng sẵn sàng tăng cường năng lực đào tạo khi mà họ tiến tiếp bước nữa để điền đầy vào đội ngũ.”

“Tôi không cố gắng buộc tội Ukraine về bất cứ điều gì. [Tuyển quân] là một vấn đề cực kỳ thách thức đối với họ,” một quan chức khác giải thích rằng Mỹ chỉ là đang nói về thực tế khách quan, chứ không phải đang tìm cách đổ lỗi cho ai. “Nhưng đặc biệt là trong năm vừa qua, họ chính là không huy động và huấn luyện đủ binh lính để thay thế những tổn thất trên chiến trường.”

Việc lo lắng Donald Trump sẽ có các thay đổi chính sách về chiến tranh là không phải không có cơ sở. Trong suốt nhiệm kỳ trước của ông Trump (từ năm 2017 đến năm 2020), nước Mỹ không tham gia thêm bất cứ chiến tranh nào, ngoài ra, còn đóng góp phần lớn trong việc ổn định tình hình tại Trung Đông. Hiển nhiên khác hẳn với những gì diễn ra thời ông Biden tại nhiệm (từ năm 2021 đến năm 2024).

Đảng viên Đảng Cộng hòa, gồm cả ông Trump và cấp phó của ông là JD Vance, trong thời gian qua thường xuyên chỉ trích việc chi tiêu quá nhiều cho Ukraine. Xét những hứa hẹn theo chủ đề MAGA Người Mỹ Trên Hết lúc ông Trump vận động tranh cử, và nhìn vào danh sách những người mà ông Trump đề cử vào nội các mới, thì cũng có thể thấy rõ quyết tâm của ông Trump: Ông mong muốn chú trọng vào việc giải quyết các bài toán nội bộ nước Mỹ, hơn là chú trọng vào các chiến tranh bên ngoài nước Mỹ.

Tuy nhiên, cách làm gấp rút hiện nay của chính quyền Biden đang khiến “tính sẵn sàng [chiến đấu] của Mỹ đang ở mức rủi ro nghiêm túc và nghiêm trọng,” theo một quan chức nói với Washington Post, và cho hay mối quan ngại nhất ở đây là về số lượng các hệ thống đánh chặn phòng không và số lượng đạn pháo cần phải cấp cho Ukraine trong thời gian những tuần cuối của nhiệm kỳ chính quyền Biden.

Theo quan chức này, nó cũng ảnh hưởng tới lịch thay mới của các thiết bị của Mỹ tại Trung Đông và Châu Á.

Có được ắt có mất, “đây là cuộc đánh đổi thực sự,” quan chức bình luận, và cho rằng sự đánh đổi đó là đáng giá, nếu tính đến “tất cả những hậu quả mà chiến tranh Ukraine sẽ ảnh hưởng tới trật tự quốc tế theo quy tắc, và tới các vùng khác trên thế giới, cũng như bài học mà các chế độ độc tài sẽ nhận được từ những việc này.”

Giáo sư John Mearsheimer từ lâu đã chỉ ra rằng thế giới đang biến đổi từ hình thế đơn cực, với Mỹ là bá chủ duy nhất, sang thế giới đa cực, với Trung Quốc và Nga như các cường quốc mới nổi. Cho nên, ắt sẽ có xung đột khi bên nào cũng muốn tối đa hóa quyền lực của mình.

Chiêu bài đưa Ukraine vào NATO, đã biến Ukraine, một cường quốc nông nghiệp, thành một chiến trường quan trọng trong việc xác lập cán cân các thế lực trên bàn cờ quốc tế.

Theo Washington Post, tình hình chiến sự tại tỉnh Kursk của Nga, là quân Ukraine đang “từ từ rút lui.”

Tờ báo cũng nói đến các báo cáo về sự tham chiến của quân Bắc Triều Tiên (điều được truyền thông phương Tây nói đến gần 2 tháng nay, nhưng mà, phảng phất như vẫn chưa có bằng chứng gì xác thực cho việc quân Bắc Triều Tiên đã tham chiến).

Nhưng mà, dù là thật sự có quân Bắc Triều Tiên, thì số quân cũng không lớn. Chủ yếu vẫn là quân Nga thôi. Hiện nay, như Washington Post dẫn nguồn Ukraine, thì Nga đang có 60.000 quân ở Kursk. “Nếu chúng tôi rút lui” khỏi Kursk, quan chức Ukraine nói, thì “một đội quân 60.000 người sẽ theo chúng tôi tiến sang lãnh thổ [Ukraine] chúng tôi,”

Tờ báo cũng nói đến vụ Nga bắn cảnh cáo bằng vũ khí siêu thanh đời mới, mà họ gọi là Oreshnik. Trong tiếng Nga, oreshnik nghĩa là cây trăn (hazel tree).

Phía Nga tuyên bố một cách hùng hồn rằng vũ khí này có tầm bắn lên tới 5.000 km (mặc dù họ xếp hạng nó vào loại vũ khí tầm trung, chứ không phải vũ khí xuyên lục địa) đủ để từ Nga bắn tới toàn Châu Âu và gần nửa nước Mỹ, đồng thời tuyên bố rằng vũ khí siêu thanh (hypersonic) với tốc độ Mach 10 (một số báo cáo của phương Tây cho hay các quan sát chứng tỏ rằng nó thậm chí đạt Mach 11) là cực kỳ khó đánh chặn.

Tuy nhiên, Washington Post dẫn lời quan chức Mỹ cho rằng cả Nga và Mỹ đều sẽ không leo thang tới cấp độ vũ khí hạt nhân.

Bình luận về tình hình chiến trường phía Đông Ukraine, Washington Post dẫn lời quan chức Ukraine cho rằng hiện nay là “tình huống khó khăn, có lẽ thậm chí là thời điểm khó khăn nhất trong toàn cuộc chiến tranh này,” tuy nhiên, quan chức Ukraine cũng nói rằng tình huống “vẫn chưa đến mức vô vọng (hopeless).”

Nhật Tân

Xem các tin khác của Hoa Kỳ & Thế Giới trong ngày

Tin Ngắn 24/7

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *