Giới chức châu Âu bác bỏ tuyên bố của bà Harris về các nhà lãnh đạo thế giới ‘đang cười nhạo’ ông Trump

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống MỹTin Portland cũ/ Daily News on Youtube/ Tin Ngắn Thế Giới / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Hân Nhi•Thứ Ba, 01/10/2024
Các ngoại trưởng từ các quốc gia châu Âu có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ đã bác bỏ tuyên bố của Phó Tổng thống Kamala Harris cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới đang “cười nhạo” cựu Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Trump cười vui với Thủ tướng Đức Merkel và các lãnh đạo khác tại Hội nghị G-7. (Ảnh qua Twitter)

Trong cuộc tranh biện tổng thống vào tháng Chín, bà Harris đã nói với ông Trump: “Các nhà lãnh đạo thế giới đang cười nhạo Donald Trump. Tôi đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo quân sự, một số người trong số họ đã làm việc với ông, và họ nói rằng ông là một nỗi ô nhục“. 

Khi được hỏi về câu trích dẫn này, các ngoại trưởng tham dự Tuần lễ Cấp cao của Liên Hiệp Quốc (United Nations High-Level Week) đã nhấn mạnh rằng họ không có quan điểm nào về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và sẽ làm việc với người giành được chiến thắng. 

Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani nói: “Chúng tôi là bạn hữu của nước Mỹ“. Ông lưu ý thêm rằng Ý và Hoa Kỳ là “hai mặt của một đồng xu. Nếu ông Trump là tổng thống mới của nước Mỹ, chúng tôi sẽ làm việc với ông ấy như chúng tôi đã từng làm khi ông ấy còn là tổng thống Mỹ“. 

“Chúng tôi đã làm việc tốt với ông Biden, với ông Bush, với ông Reagan, với ông Clinton, với ông Obama. Đối với chúng tôi, quan hệ xuyên Đại Tây Dương là chiến lược chính của chính sách đối ngoại của chúng tôi, châu Âu và Hoa Kỳ“, ông Tajani nói thêm. 

Ngoại trưởng Litva và Cộng hòa Séc nhấn mạnh rằng họ sẽ không can thiệp vào cuộc bầu cử bằng cách nêu ra lựa chọn ưu tiên, thay vào đó họ nói rằng họ “để công dân Mỹ quyết định“.

“Vai trò của tôi không phải là bình luận về một tuyên bố chính trị như vậy“, Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Jan Lipavsky cho biết.

Tuy nhiên, ông Lipavsky ca ngợi thông điệp “mạnh mẽ” của ông Trump về chi tiêu quốc phòng, ông hy vọng châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ điều này trước hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine.

Ông Lipavsky cho biết: “Vấn đề là vào thời điểm đó, ông Donald Trump đã có một thông điệp mạnh mẽ cho châu Âu, và thông điệp đó có sức lan tỏa khá lớn và ngày càng có sức lan tỏa lớn hơn nữa vì ông ấy nói rằng hãy chi nhiều hơn cho quốc phòng“.

“Chính phủ của tôi đang chi nhiều hơn cho nền quốc phòng của chúng tôi. Chúng tôi muốn đạt được 2% GDP đó, sẽ đạt được trong năm nay và chúng tôi sẽ tiếp tục vào năm tới. Vì vậy, (nếu) ông Donald Trump sẽ trở thành tổng thống với thông điệp này, ‘Xin hãy chi 2%’ chúng tôi sẽ đồng ý thôi“, ông Lipavsky nói thêm.

Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis nhấn mạnh “lịch sử rất lâu đời” giữa hai quốc gia và nói rằng mối quan hệ này “không chỉ dừng lại ở chính trị“. 

Thay vào đó, ông nhắc lại thông điệp rằng bất kỳ ai thắng cử cũng cần tập trung vào thông điệp về chi tiêu quốc phòng mà ông Trump đã thúc đẩy trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Trước chính phủ Trump, chỉ một số ít thành viên NATO thực hiện cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng, nhưng con số đó đã tăng mạnh do sự kiên quyết và lập trường cứng rắn của ông Trump về vấn đề này.

Hồi tháng Sáu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã báo cáo rằng 23 trong số 32 quốc gia thành viên đã đạt yêu cầu chi tiêu tối thiểu, điều này giúp cải thiện khả năng hỗ trợ Ukraine của khối, và có khả năng ngăn chặn hành động xâm lược của Nga vượt ra ngoài tham vọng hiện tại của nước này.

Tuy nhiên, không có quốc gia châu Âu nào ca ngợi thành công của nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump và bày tỏ hy vọng về một nhiệm kỳ thứ hai mạnh mẽ như Hungary. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó tiết lộ chính phủ của ông có “kỳ vọng rất lớn” vào chính phủ mới của ông Trump.

“Chúng tôi có kỳ vọng rất lớn vì chúng tôi tin rằng nhiều cuộc khủng hoảng lớn khiến chúng tôi lo ngại có thể được chính phủ của Tổng thống Trump giải quyết“, ông Szijjártó cho biết, lưu ý rằng ông là ngoại trưởng tại vị lâu nhất trong NATO với 10 năm kinh nghiệm.

Ông Szijjártó nói: “Tôi thực sự không thấy ai cười nhạo ông Trump cả. Những gì tôi thấy là nhiều người đang lo sợ. Tôi thấy nhiều người sợ một vị tổng thống Hoa Kỳ trung thực, không phải là con tin của phe chủ lưu tự do, đại diện cho lập trường yêu nước, nói rõ ràng về nước Mỹ trên hết”. 

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Hungary Viktor Orbán không hề che giấu tình bạn tốt đẹp của họ khi ông Trump gọi nhà lãnh đạo Hungary là “người đàn ông mạnh mẽ của châu Âu” và ông Orbán cũng có những lời nói tốt đẹp về cựu tổng thống Hoa Kỳ. 

Ông Orbán đã chứng minh đây là động lực chung khi ông quyết định rời hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington D.C vào đầu năm nay để đến Mar-a-Lago ở Florida gặp ông Trump, thảo luận về quan hệ đối ngoại.

“Dưới thời Tổng thống Trump, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Kể từ khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở, toàn bộ tình hình an ninh toàn cầu đang xấu đi. Vì vậy, ý tôi là, đây là những trải nghiệm“, ông Szijjártó nói.

“Xét từ góc độ quan hệ Hoa Kỳ-Hungary, nếu chúng ta dựa trên kinh nghiệm của mình, thì tôi nghĩ Tổng thống Trump sẽ mang lại động lực, sự tươi mới, năng động cho mối quan hệ này. Và tôi nghĩ nếu Tổng thống Trump đắc cử, tôi tin rằng thế giới có cơ hội tốt để trở thành một nơi hòa bình hơn so với tình hình hiện tại“, ông Szijjártó khẳng định. 

Hân Nhi, theo Fox News

Xem các tin khác của Hoa Kỳ & Thế Giới trong ngày

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *