Tổng thống Zelensky muốn Mỹ cam kết viện trợ Ukraine 10 năm

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống MỹTin Portland cũ/ Daily News on Youtube/ Tin Ngắn Thế Giới / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Hải Đăng • Thứ Hai, 29/04/2024
Tổng thống Zelensky nói trong đoạn video công bố tối Chủ Nhật (28/4) rằng, chính phủ Kyiv đang đàm phán với chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden về một thỏa thuận dài hạn, theo đó sẽ đặt Washington vào lộ trình cung cấp viện trợ quân sự, kinh tế và chính trị cho Kyiv trong một thập kỷ tới.

Ông Zelensky khẳng định, những cam kết như vậy là cần thiết để đảm bảo chắc chắn Ukraine có “hỗ trợ hiệu quả” mà nước này cần để giành được những bước tiến trên chiến trường trước quân đội Nga và nắm lợi thế.

“Chúng tôi đang làm việc để tiến hành giấy tờ hóa các mức độ hỗ trợ cụ thể cho năm nay và cho 10 năm tới. Nó sẽ bao gồm hỗ trợ quân sự, tài chính và chính trị, cũng nhưng những thứ liên quan đến sản xuất vũ khí chung”, ông Zelensky nói.

Kyiv hiện đã ký các thỏa thuận an ninh song phương với nhiều quốc gia thành viên NATO rồi, trong đó có Anh Quốc, Đức và Pháp. Ông Zelensky nói ông muốn thỏa thuận dài hạn đang đang phán với Washington sẽ là hiệp định song phương kiểu này mạnh mẽ nhất cho Ukraine.

Tuy nhiên, các thỏa thuận song phương của Ukraine với các quốc gia hậu thuẫn từ phương Tây cho đến nay chưa phải là các cam kết phòng thủ chung. Những thỏa thuận này chỉ hứa hẹn viện trợ dài hạn, bao gồm hỗ trợ trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công khác vào Ukraine trong tương lai, và chúng không có tính ràng buộc. Chẳng hạn, thỏa thuận song phương giữa Ukraine và Đức có thể kết thúc sau thông báo mỗi sáu tháng.

Ông Zelensky nói, ông muốn hiệp định song phương của Ukraine với Mỹ sẽ bao gồm các mức độ viện trợ cụ thể. “Thỏa thuận này nên là hình mẫu thực sự và phản ánh được sức mạnh của vai trò lãnh đạo của Mỹ”, ông Zelensky nói.

Lưỡng viện Mỹ vừa qua đã bỏ phiếu thông qua gói viện trợ bổ sung 61 tỷ USD cho Ukraine và Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật chính thức. Trước đó, Mỹ đã chi tiêu hết toàn bộ khoản 113 tỷ USD mà Quốc hội duyệt chi viện trợ cho Ukraine kể từ khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022.

Một cuộc khảo sát được công bố hồi tháng Hai cho thấy, gần 70% người dân Mỹ muốn ông Biden thúc đẩy giải pháp đàm phán với Nga, liên quan đến sự nhượng bộ từ cả Moscow và Kyiv thay vì tiếp tục cấp tiền cho cuộc xung đột vũ trang dai dẳng này.

Hải Đăng

Xem thêm:

Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga: ‘Tổ quốc không phải để bán

Nga tuyên bố hiện không có cơ sở cho đàm phán với Ukraine

Hoa Kỳ cho biết quân đội Trung Quốc đang phát triển tài sản không gian với ‘tốc độ đáng kinh ngạc’

Các tiểu bang hành động để bác bỏ Hiệp ước WHO và các mệnh lệnh y tế liên bang

Ngân hàng Republic First Bank có trụ sở tại Philadelphia sụp đổ trong vụ phá sản ngân hàng đầu tiên của năm 2024

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *