Thu mua điện thoại cũ hư để làm gì? Bí mật ẩn giấu ít ai ngờ đến

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống MỹTin Portland cũ/ Daily News on Youtube/ Tin Ngắn Thế Giới / Portland có gì lạLưu Trữ TẾT 2024 /

.

Vương Hoà • 15:38, 01/02/24

Cụm từ rao văng vẳng trong những con hẻm nhỏ ở mọi nơi “Mua điện thoại hư, mua điện thoại cũ, mua máy tính cũ đây…” chắc chắn đã quen thuộc với nhiều người. Hiện nay, điện thoại di động có thể nói là một sản phẩm điện tử rất phổ biến, nhưng nó cũng có tuổi thọ nhất định. Khi điện thoại không còn sử dụng được, nếu không dùng được mà để ở nhà thì cũng phí, nên nhiều người đã tận dụng nó bằng cách bán đi hay đổi lấy vài vật dụng rẻ tiền khác như chậu rửa mặt, con dao v.v.. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ tò mò, rằng chiếc điện thoại hỏng đó, người ta có thể làm gì với nó? Những chiếc điện thoại cũ này sau khi được thu mua sẽ được đưa đi đâu? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ về vấn đề này nhé!

1. Phân loại và tháo lấy các bộ phận còn dùng được của điện thoại.

Khi người bán hàng thu mua điện thoại cũ, họ thường thực hiện một quy trình phân loại đơn giản cho những chiếc điện thoại. Những chiếc điện thoại có kiểu dáng mới và chất lượng tốt sẽ được chọn lựa và sau đó bán lại cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất sau đó sẽ tiến hành sửa chữa và tái tạo điện thoại, hoặc tháo rời một số linh kiện còn sử dụng được ra, sau đó sử dụng lại cho những chiếc điện thoại khác. Như vậy, giá trị của chiếc điện thoại cũ này sẽ cao hơn rất nhiều so với những vật phẩm như chậu rửa mặt, con dao mà chúng ta đổi lấy.

2. Chiết tách kim loại quý.

Trong mỗi chiếc điện thoại di động của chúng ta đều chứa đựng nhiều linh kiện điện tử và một số kim loại, trong đó có một số điện thoại còn chứa đựng kim loại quý. Khi các nhà buôn thu mua những chiếc điện thoại cũ này, họ sẽ chuyển nhượng chúng cho người khác. Những người có kỹ thuật thường sẽ trích xuất ra các kim loại quý từ linh kiện bên trong điện thoại. Vì những kim loại quý thường có giá trị cao, nên khi đã trích xuất được chúng, giá trị của chúng thường vượt xa so với giá thu mua của điện thoại cũ. Thậm chí, có những người chuyên thu mua rác điện tử, và họ đã trở nên giàu có bằng cách chiết tách các chất kim loại quý này.

3. Chiết tách vàng từ điện thoại.

Chắc chắn nhiều người đã nghe nói về việc có thể chiết tách vàng từ bên trong điện thoại. Trên thực tế, có báo cáo cho biết, mỗi tấn điện thoại cũ có thể chiết tách khoảng 160 gram vàng. Tỷ lệ này khá cao, gần như mỗi chiếc điện thoại đều chứa một lượng vàng nhất định. Vì vậy, việc đổi một chiếc điện thoại cũ bằng một chiếc chảo hoặc kéo, thực sự là một sự đầu tư không đáng, bởi vàng rõ ràng là rất có giá trị.

4. Bán thông tin

Hiện nay, điện thoại di động có rất nhiều chức năng, không thể thiếu nó trong cuộc sống hay công việc. Trên chiếc điện thoại của chúng ta lưu giữ rất nhiều thông tin cá nhân. Khi nhiều người đổi sang điện thoại mới, họ thường không quan tâm đến chiếc điện thoại cũ, do đó nó vẫn giữ lại nhiều thông tin cá nhân, đặc biệt là đối với một số người già, họ không hề nghĩ đến việc xóa thông tin cá nhân của mình.

Khi chúng ta bán chiếc điện thoại cũ cho người khác, họ có thể khôi phục mọi thông tin cá nhân trong điện thoại bằng nhiều phương pháp công nghệ. Điều này có thể dẫn đến rò rỉ thông tin cá nhân của chúng ta. Sau đó, họ sẽ bán thông tin cá nhân của chúng ta cho các tổ chức bán hàng hoặc kênh tiếp thị đa cấp và họ có thể nhận được một khoản tiền nhất định từ việc này.

Đừng xem thường một chiếc điện thoại di động cũ, bởi thực tế bên trong nó vẫn chứa đựng nhiều thứ có giá trị. Những người thu mua và xử lý tiếp theo có thể tối đa hóa giá trị của chiếc điện thoại. Họ không chỉ bán các bộ phận của điện thoại mà còn chiết xuất kim loại quý từ linh kiện điện thoại, thậm chí là bán thông tin cá nhân của bạn. Qua chuỗi các bước xử lý này, chiếc điện thoại cũ ban đầu có vẻ vô dụng cũng sẽ trở nên rất có giá trị. Do đó, khi chúng ta xử lý chiếc điện thoại cũ, không nên dễ dàng bán hoặc vứt bỏ nó. Để bảo vệ thông tin cá nhân của chúng ta khỏi bị rò rỉ, chúng ta nên chọn cách xử lý cẩn thận hơn.

Theo Vương Hoà – Nguồn: Aboluowang