Home / Home page Achives/ Tin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ / Sự kiện / Đời Sống Mỹ/ Tin Portland cũ/ Daily News on Youtube/ Tin Ngắn Thế Giới / Portland có gì lạ/ Lưu Trữ / TẾT 2024 /
Hoa Kỳ: Báo cáo liêm chính bầu cử đề ra những cải tổ quan trọng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024
Người đứng đầu Dự án Bầu cử Trung thực cho biết báo cáo này cung cấp một kế hoạch chi tiết để giúp dễ bỏ phiếu và khó gian lận ở tất cả 50 tiểu bang.
Cử tri bỏ phiếu tại Portsmouth, New Hampshire, hôm 23/01/2024. (Ảnh: John Fredricks/The Epoch Times)
Savannah Hulsey Pointer
Trong một phân tích toàn diện, một tổ chức phi đảng phái giám sát tính liêm chính trong bầu cử đã đưa ra hơn chục “cải tổ quan trọng” mà họ khẳng định các tiểu bang của Hoa Kỳ phải thực hiện trước cuộc bầu cử năm 2024 để “bảo đảm tính liêm chính của cử tri.”
Ông Jason Snead, Giám đốc Điều hành của Dự án Bầu cử Trung thực (Honest Elections Project, HEP), đã đưa ra tuyên bố về báo cáo (pdf), được phát hành hôm 26/01, cho biết: “Báo cáo Bảo vệ Bầu cử của Chúng ta cung cấp một loạt đề nghị chính sách nhằm giúp bảo vệ các cuộc bầu cử, gia tăng niềm tin của cử tri vào kết quả bầu cử, và gia tăng sự tham gia của cử tri.
“Khi chúng ta bước vào một năm bầu cử tổng thống, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải thông qua luật giúp dễ bỏ phiếu và khó gian lận ở tất cả 50 tiểu bang. Báo cáo này cung cấp một kế hoạch chi tiết để thực hiện chính điều đó.”
Với một yêu cầu về “các thể lệ trung thực cho các cuộc bầu cử trung thực” và danh sách mười bốn điểm chính mà các tiểu bang nên giải quyết, báo cáo kết luận rằng các tiểu bang nên cấm bỏ phiếu lựa chọn theo xếp hạng, cấm gây ảnh hưởng bằng tiền bạc đến cuộc bầu cử, cấm người không phải là công dân bỏ phiếu; hợp nhất ngày bầu cử, yêu cầu thẻ căn cước (ID) cử tri, và bảo vệ các lá phiếu qua thư dễ bị xâm phạm.
“Các cuộc bầu cử phải chịu trách nhiệm trước công chúng, chứ không phải trước các nhóm lợi ích đặc biệt và các nhà tài trợ thiên tả,” báo cáo nêu rõ. “Vào năm 2020, các tổ chức bất vụ lợi cánh tả đã bơm hơn 400 triệu USD từ Tổng Giám đốc Meta Mark Zuckerberg vào hàng ngàn văn phòng bầu cử, trao nhiều tiền hơn cho những nơi mà cuối cùng đã bỏ phiếu cho Tổng thống Joe Biden.
“Hàng chục tiểu bang đã cấm hoặc hạn chế tài trợ bầu cử từ tư nhân, nhưng cùng một nhóm cánh tả đằng sau ‘Zuck Bucks’ vào năm 2020, Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL), đã tạo ra một chương trình mới trị giá 80 triệu USD, Liên minh Hoa Kỳ vì Sự xuất sắc của Cuộc bầu cử, vi phạm các điều luật này và gây ảnh hưởng đến các văn phòng bầu cử trên khắp nước Mỹ.”
Trước đây, HEP đã lên tiếng phản đối các tổ chức bất vụ lợi mang tính đảng phái sâu sắc, chủ yếu là các nhóm cánh tả, đang dồn tiền cho các cuộc bầu cử trên khắp đất nước. Gần đây, báo cáo của nhóm đã thu hút sự chú ý của độc giả đến cái mà các nhà phê bình gọi là “ZuckBucks 2.0” và họ tin rằng khoản tài trợ này có thể tác động đến cuộc bầu cử năm 2024 như thế nào.
Bỏ phiếu theo lựa chọn xếp hạng
Báo cáo cũng gồm bàn luận về bỏ phiếu theo lựa chọn theo xếp hạng (RCV), mà theo HEP, điều này phải bị cấm ở mọi tiểu bang.
Theo báo cáo, việc sử dụng RCV khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn, khó hiểu hơn về kết quả bầu cử, và khó đặt niềm tin vào tiến trình bỏ phiếu hơn. Tuy nhiên, HEP khẳng định rằng có một chiến dịch phối hợp đang được thúc đẩy bởi các nhà tài trợ cánh tả đang quảng bá RCV, nhằm nghiêng chính trị sang cánh tả. Các tiểu bang trên khắp đất nước đang quy định việc sử dụng RCV là bất hợp pháp, và các thành phố không hài lòng với quy định đang bãi bỏ biện pháp bỏ phiếu này.
“Tại thời điểm này, chúng tôi nhận thấy có thể có hàng chục tiểu bang đang phải đối mặt với các cuộc tranh đấu về biện pháp bỏ phiếu để áp dụng việc bỏ phiếu lựa chọn theo xếp hạng cho các cuộc bầu cử trong tương lai,” ông Snead nói với Fox News Digital. “Chúng tôi đã thấy Zuck Bucks 2.0 sốt sắng ra mắt, và họ đã có chương trình mới trị giá 80 triệu USD. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng những vấn đề đó sẽ được đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cho những người làm trong giới truyền thông, để họ có thể hiểu những mối đe dọa và thách thức mới này là gì.”
HEP báo cáo rằng mặc dù thực tế đã có luật hiện hành cấm sự ảnh hưởng của ngoại quốc trong các cuộc bầu cử nhưng đại đa số người Mỹ vẫn phản đối điều đó. Cuộc thăm dò gần đây đã cho thấy rằng đây là trường hợp như vậy.
“Luật liên bang và tiểu bang cấm các ứng cử viên và chiến dịch tranh cử nhận tiền quyên góp từ ngoại quốc, nhưng những luật này thường không áp dụng cho các biện pháp bỏ phiếu,” báo cáo nêu rõ. “Các nhóm cánh tả như Quỹ 1630 thường xuyên đổ hàng chục triệu dollar vào các chiến dịch đo lường lá phiếu đồng thời nhận các khoản quyên góp đáng kể từ các công dân ngoại quốc như tỷ phú Thụy Sĩ Hansjörg Wyss.”
Thêm những lo ngại về bầu cử
Cáo buộc này xuất hiện ngay sau các tài liệu mới được công bố cho thấy Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng (CISA) biết rằng việc kiểm duyệt những lo ngại về tính bảo mật của việc bỏ phiếu qua đường bưu điện trước cuộc bầu cử năm 2020 là phi đạo đức, nhưng họ vẫn tiếp tục làm như vậy.
Hôm 22/01, một tập hợp tài liệu được America First Legal (AFL) tiết lộ đã đưa ra cáo buộc rằng CISA của Bộ An ninh Nội địa đã biết rằng các lá phiếu gửi qua đường bưu điện kém an toàn hơn so với việc bỏ phiếu trực tiếp trước cuộc bầu cử năm 2020.
“Theo lẽ thường, các lá phiếu được gửi qua đường bưu điện vốn kém an toàn hơn so với việc bỏ phiếu trực tiếp và đã được xác thực của một công dân có trình giấy tờ nhân thân trước khi bỏ phiếu,” ông Gene Hamilton, phó chủ tịch kiêm tổng cố vấn của AFL cho biết trong một thông cáo báo chí. “Người dân Mỹ đã bị lừa dối, và cần phải có sự trách nhiệm giải trình.”
Một luật sư của America First Legal (AFL), ông Michael Ding, nói với The Epoch Times rằng các tài liệu mới đã được công bố sau khi AFL đệ đơn kiện CISA hồi tháng 11/2022.
CISA thừa nhận rằng bỏ phiếu qua thư có nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn so với bầu cử trực tiếp, nhưng CISA đã hợp tác với các công ty công nghệ để hạn chế những gì họ cho là thông tin sai lệch, tin giả hoặc thông tin gây hại xung quanh cuộc bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, các hồ sơ vừa được tiết lộ gần đây CISA đã thực hiện điều này như thế nào.
Một làn sóng sửa đổi lập pháp đã được ban hành ở 23 tiểu bang và D.C. nhằm cho phép người Mỹ bỏ phiếu qua đường bưu điện. Những cải tổ này được thực hiện nhằm ứng phó với những mối nguy hiểm được cho là do virus COVID-19 gây ra cho cử tri vào năm 2020.
Bản tin có sự đóng góp của Austin Alonzo
Doanh Doanh biên dịch