Home / Home page Achives/ Tin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ / Sự kiện / Đời Sống Mỹ/ Tin Đọc Nhiều Nhất/ Daily News on Youtube/ Thế Giới Hôm Nay/
Ông Mikki Willis, nhà làm phim và tác giả của loạt phim Plandemic, bao gồm cả phần thứ ba, “Plandemia 3: The Great Awakening”, vào tháng 06/2023. (Ảnh chụp màn hình/Epoch TV)
Ella Kietlinska • Jan Jekielek • 16:33, 26/06/23
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng nước Mỹ đã chìm trong một cuộc chiến trong một thời gian dài. Đó không phải là một cuộc chiến thông thường mà là một cuộc chiến tâm lý. Đây là khẳng định của một nhà làm phim, người gần đây đã phát hành một bộ phim tài liệu nhằm hướng sự chú ý của mọi người đến vấn đề quan trọng này.
“Đó là một cuộc chiến tuyên truyền”, ông Mikki Willis, nhà làm phim và người tạo ra loạt phim “Plandemic” cho biết. Phần thứ ba, “Plandemic 3: The Great Awakening” [Plandemic 3: Sự thức tỉnh vĩ đại] đã được phát hành vào tháng 6.
“Đó là một cuộc chiến nhằm chia rẽ người dân và làm suy yếu sức mạnh của các cộng đồng đoàn kết của chúng ta, khiến chúng ta không thể làm bất cứ điều gì nhằm ngăn cản việc áp đặt những hệ tư tưởng mới này lên người Mỹ”, ông Willis nói trong một cuộc phỏng vấn cho chương trình “American Thought Leaders” (Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ) của EpochTV.
Ông Willis cho biết bộ phim mới không nhấn mạnh nhiều về COVID-19 hay vaccine COVID. Thay vào đó, bộ phim tài liệu minh họa cho việc “tất cả những cuộc khủng hoảng [liên quan đến COVID] đó đã được sử dụng để thúc đẩy điều gì”.
Để giải thích quan điểm của mình, các nhà làm phim đã so sánh tình hình hiện tại với một vài cuộc cách mạng văn hóa trong lịch sử – chủ yếu là Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc – để chỉ ra rằng cách duy nhất để các nhà độc tài trong quá khứ có thể thực hiện hành vi tàn bạo và diệt chủng là dụ dỗ người dân với một câu thần chú thôi miên, biến họ trở thành lực lượng làm điều ác cho chính quyền, ông Willis nói.
Ông Willis nói thêm rằng các tổ chức, chẳng hạn như Áo đen của Mussolini, Thanh niên của Hitler, Hồng vệ binh của Mao, là những ví dụ về những lực lượng như vậy được thành lập để hoàn thành các mục tiêu xấu xa của các nhà độc tài.
Ông Willis nói: “Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh thực sự để mọi người hiểu rằng chúng ta đang bị lợi dụng để chống lại nhau”. “Khi chúng ta đoàn kết, đó là khi chúng ta thực sự không thể bị ngăn cản”.
Vào những năm 1960, Mao Trạch Đông, một nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người lúc đó đang cai trị Trung Quốc, đã phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Nó đã được thực hiện bởi những thanh niên cuồng tín được khuyến khích đập phá, đánh đập, tra tấn và giết người vì mục đích tiêu diệt cái gọi là “tứ cựu” của Trung Quốc—phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ và tư tưởng cũ.
Số người chết trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc được nhiều nhà nghiên cứu ước tính tối thiểu là 2 triệu người, trong khi giáo sư người Mỹ R.J. Rummel, người nghiên cứu về giết người hàng loạt, đã viết trong cuốn sách của mình rằng Cách mạng Văn hóa đã cướp đi sinh mạng của 7,73 triệu người.
Các nhà độc tài cần người đồng lõa
Ông Willis nói: “Không một nhà độc tài nào trong quá khứ có thể thành công trong việc thực hiện tội ác hoặc diệt chủng mà không dụ dỗ người dân gia nhập đội quân của họ”.
“Hầu hết [những người đó] chỉ là những công dân gia nhập để chiến đấu cho những kẻ độc tài và chống lại chính người dân của họ, và trong nhiều trường hợp, chống lại chính gia đình của họ”.
Ông Willis nói, có những người từng là Hồng vệ binh của Mao hiện đang tỏ ra hối hận sâu sắc vì đã giao nộp cha mẹ mình, “nhưng vào thời điểm đó, họ bị mê hoặc đến mức họ ăn mừng việc cầm tù, tra tấn, và hành quyết cha mẹ của chính họ”.
“Họ nghĩ rằng họ đang làm điều gì đó rất chính đáng cho thế giới”.
Một tấm áp phích được trưng bày vào cuối năm 1966 trên đường phố Bắc Kinh cho thấy cách đối phó với cái gọi là “kẻ thù của nhân dân” trong Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. (Ảnh: Jean Vincent/AFP/Getty Images)
Cựu Hồng vệ binh Zhang Hongbing, người đã tố cáo mẹ mình là “phản cách mạng” với chính quyền – điều dẫn đến việc bà bị xử tử – sau đó đã bắt đầu chiến dịch biến ngôi mộ của mẹ mình thành địa danh Cách mạng Văn hóa, theo một báo cáo năm 2013 của Beijing News.
Ông Zhang đã bị cực đoan hóa bởi Cách mạng Văn hóa. Ông mới chỉ 16 tuổi vào năm 1970, thời điểm ông tố cáo mẹ mình với chính quyền vì đã chỉ trích các nhà lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì cổ vũ cho việc tôn thờ thần tượng, và ủng hộ đối thủ chính trị của Mao trong một cuộc tranh luận trong gia đình.
Mẹ của ông Zhang đã bị bỏ tù và xử bắn sau khi bị tố cáo.
Sau đó, ông Zhang vô cùng hối hận về hành động của mình và kể từ năm 2011, ông đã kêu gọi chính quyền địa phương đánh dấu và bảo tồn mộ của mẹ ông như một địa danh lịch sử của Cách mạng Văn hóa, hy vọng rằng mọi người sẽ rút kinh nghiệm từ trải nghiệm bi thảm của ông.
“Hãy để mọi người khinh miệt và lên án tôi. Tôi muốn trở thành một ví dụ tiêu cực mà tất cả họ có thể học hỏi”, ông Zhang nói vào năm 2013.
Ông Willis chỉ ra: “Thật là một ý tưởng đáng sợ khi nghĩ rằng chúng ta có khả năng quay lưng lại với những người thân yêu của mình, những người đã cho chúng ta sự sống”. “Đó là nội dung của lời thức tỉnh này trong ‘The Great Awakening’”.
Chuyển hướng sự chú ý
Ông Willis nói, xã hội Mỹ đang phải đối mặt với một kế hoạch toàn cầu hóa nhằm kiểm soát hoàn toàn mọi người. “Chúng ta có thể là thế hệ đầu tiên nhận ra vấn đề một cách có trách nhiệm, xác định những gì đang xảy ra và phản ứng một cách tương ứng”.
“Đã đến lúc chúng ta phải chịu trách nhiệm vì đã tạo điều kiện cho tất cả những điều này xảy ra. Mặc dù chúng ta có thể không tạo điều kiện thuận lợi cho nó, nhưng chắc chắn chúng ta đã để nó len lỏi vào cuộc sống của mình bằng nhiều cách khi chúng ta tập trung và bị phân tâm [bởi] những điều vô nghĩa trong cuộc sống của mình”, ông ấy nói.
Ông Willis khẳng định rằng trong khi mọi người dành thời gian cho TikTok và những người đàn ông bị ám ảnh bởi bóng rổ và bóng bầu dục, thì những điều đang xảy ra xung quanh họ đang hủy hoại cuộc sống của họ và cuộc sống của những người thân yêu của họ, đặc biệt là con cái của họ.
Ông Willis cho biết đã đến lúc mọi người hướng sự chú ý đến những vấn đề mang tính hủy hoại này để họ “có thể đoàn kết với nhau và thực sự tái tạo một hệ thống phù hợp với tất cả chúng ta”.
Ông Willis nói: “Sự chú ý của chúng ta là hàng hóa quý giá nhất của chúng ta. “Tất cả các quảng cáo là nhằm thu hút sự chú ý của chúng ta”.
Kinh nghiệm của những người tị nạn
Ông Willis cũng đã phỏng vấn các nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc cho bộ phim tài liệu và phát hiện ra rằng “tất cả họ đều có cùng một câu chuyện.”
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc để đánh dấu 24 năm cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Los Angeles, Mỹ, vào ngày 23/04/2023. (Ảnh: Emma Hsu/The Epoch Times)
Bộ phim kể về ba người tị nạn, các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại vì niềm tin của họ. Họ đã phải trốn khỏi đất nước của họ.
Họ cảnh báo người Mỹ về “những gì đang xảy ra và những gì sắp xảy ra,” ông Willis nói. “Họ đang mạo hiểm mạng sống của mình để làm như vậy bởi vì có các đồn cảnh sát bí mật trên khắp nước mỹ, và phần lớn mục đích của các đồn cảnh sát đó [là] để săn lùng những người bất đồng chính kiến”.
“Những người này biết rằng tính mạng của họ đang bị đe dọa, nhưng họ thực sự ở đây để nhằm đảm bảo rằng điều này không tiếp tục lây lan sang những người vô tội khác”.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định với nguyên lý cốt lõi là Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tu luyện này đã bị ĐCSTQ bức hại nghiêm trọng ở Trung Quốc trong 23 năm qua.
Bà Crystal Chen, một học viên Pháp Luân Công và là một trong số những người tị nạn, cho biết trong bộ phim rằng, bà bị giam giữ trong một trung tâm tẩy não, bị còng tay, treo trên một cái ống với chân hầu như không chạm đất trong ba ngày và bị bốn tù nhân nam tra tấn đến gần chết. Bà Chen cho biết, cuộc tra tấn chỉ bị gián đoạn khi một trong những thủ phạm đột nhiên ngất xỉu trên sàn nhà.
Một học viên Pháp Luân Công khác, bà Minghui Wang, cho biết trong bộ phim tài liệu rằng, từ 1 đến 5 tuổi, bà đã được ông bà ngoại chăm sóc vì cha mẹ bà luôn bị giam giữ và bị tra tấn. Ký ức rõ ràng đầu tiên của bà Wang về mẹ là khi bà bị đưa vào một trung tâm tẩy não và nhìn thấy mẹ mình đau đớn vì bị tra tấn bằng ống bức thực.
Trải nghiệm đó “rất đau thương”, bà Wang nói. Bà cũng kể lại rằng hiệu trưởng trường của bà đã nhiều lần nói với bà rằng không được tham gia vào những gì cha mẹ bà làm và phải báo cáo các hoạt động của họ.
Cách mạng văn hóa
Bà Lily Tang Williams, một người Trung Quốc nhập cư và là 1 nhà giáo dục xuất hiện trong phim, đang sống ở Trung Quốc và mới chỉ 2 tuổi khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu. Bà Tang Williams cho biết, bà đã trải qua sự truyền bá chủ nghĩa Mao khi còn nhỏ.
Bà Tang Williams đã chỉ ra những điểm tương đồng mà bà nhận thấy giữa Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và tình hình hiện tại ở Mỹ, thứ mà bà gọi là “cuộc cách mạng Mỹ”.
Bà Tang Williams cho biết, một trong những điểm tương đồng là trẻ em đang được dạy “không được tin tưởng cha mẹ mình nữa”. Bà ấy giải thích rằng, trẻ em sau đó cảm thấy bối rối và cần phải quay sang cầu cứu giáo viên của chúng và chính quyền.
Ông Willis chỉ ra một cuộc khảo sát gần đây. Báo cáo do Viện CATO công bố vào tháng 5 cho biết 29% người Mỹ dưới 30 tuổi ủng hộ các camera giám sát của chính phủ kiểu Orwellian được lắp đặt trong mỗi hộ gia đình để “giảm bạo lực gia đình, lạm dụng và các hoạt động bất hợp pháp khác”. [Orwellian: giống với những gì tác giả George Orwell mô tả về một xã hội giả tưởng đen tối]
Ông Willis nói: “Hãy tưởng tượng bạn bị theo dõi trong nhà và một phần ba thế hệ sắp tới của chúng ta nghĩ rằng điều đó ổn”. “Làm thế nào điều đó xảy ra? Họ trở thành như thế bằng cách nào? Chúng ta cần bắt đầu hỏi những câu hỏi này”.
Từ Tái lập vĩ đại đến Thức tỉnh vĩ đại
Ông Willis nói, tiêu đề của bộ phim tài liệu “The Great Awakening”, một cách có chủ ý, có liên quan tới “Great Reset” [Tái lập vĩ đại].
Tái lập vĩ đại là một sáng kiến toàn cầu nhằm tái cấu trúc nền kinh tế thế giới do ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đi tiên phong và ủng hộ.
Theo quan điểm của ông Schwab, “đại dịch tạo ra một cơ hội hiếm hoi nhưng nhỏ hẹp để suy nghĩ lại, tưởng tượng lại và thiết lập lại thế giới của chúng ta”, ông viết vào tháng 06/2020.
“Một điểm có lợi của đại dịch là nó đã cho thấy chúng ta có thể thực hiện những thay đổi căn bản đối với lối sống của mình nhanh như thế nào. Gần như ngay lập tức, cuộc khủng hoảng buộc các doanh nghiệp và cá nhân phải từ bỏ các hoạt động được cho là thiết yếu từ lâu, từ việc đi máy bay thường xuyên đến làm việc tại văn phòng”, ông Schwab cho biết.
Ông Willis cho biết, các kiến trúc sư của Tái lập vĩ đại lợi dụng việc mọi người đều cảm thấy rằng đã đến lúc phải thiết lập lại hệ thống để gắn kết cuộc sống của con người với sáng kiến này.
“Vì vậy, chúng tôi dường như lợi dụng thông điệp bị lợi dụng đó để nói rằng đã đến lúc cho ‘Sự thức tỉnh vĩ đại'”.
Theo The Epoch Times