Boris Johnson thừa nhận chiến tranh ủy nhiệm tàn độc ở Ukraine

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống Mỹ/ Daily News on Youtube/ Portland Tài Liệu / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/ Tin Ngắn 24/7

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Nhật Tân•Thứ Bảy, 30/11/2024
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson miêu tả chiến tranh Ukraine là “chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war), và thật là “tàn độc” (cruel) khi phương Tây không cung ứng đủ vũ khí cho người Ukraine. Theo cách diễn đạt của ông, ấy là khiến người Ukraine “làm nhiệm vụ” mà họ được giao (do the job) “với một tay bị trói sau lưng.” Kỳ thực, vấn đề chiến tranh Ukraine là chiến tranh ủy nhiệm là vấn đề đã được giới bình luận độc lập nói tới từ nhiều năm trước rồi.

Boris Johnson, ảnh minh họa 5/4/2017 (nguồn Shutterstock / Alexandros Michailidis)

Trong cuộc phỏng vấn với Telegraph (Anh) công bố hôm Thứ Năm, Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson khi tới đoạn chia sẻ quan điểm về chiến tranh Ukraine, ông đã nói rõ rằng chiến tranh Ukraine là “chiến tranh ủy nhiệm.”

“Chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm nhưng lại không trao cho người ủy nhiệm của chúng ta năng lực để làm nhiệm vụ đó (do the job). Suốt những năm nay, chúng ta đã để họ chiến đấu với một tay bị trói sau lưng, và điều đó thật tàn độc. Điều đó thật là tàn độc,” ông nói với phóng viên.

Vấn đề Mỹ và các đồng minh triển khai “chiến tranh ủy nhiệm” tại Ukraine là điều đã được nói tới từ lâu trong giới bình luận độc lập của chính nước Mỹ, như giáo sư John Mearsheimer, giáo sư Jeffrey Sachs, đại tá về hưu Douglas Macgregor, giáo sư Stephen Cohen, khi họ miêu tả rằng phương Tây đã có kế hoạch từ rất lâu, ít nhất là từ 2008, dùng Ukraine như một bàn đạp để chống Nga, để ngăn cản Nga quay trở lại thành một cường quốc.

Các nhà bình luận độc lập của chính nước Mỹ đã nói tới điều này từ lâu trước sự kiện 2/2022. Tuy nhiên, khi tới thời điểm đó, bộ máy khổng lồ chuyên tuyên truyền chiến tranh của phương Tây khởi động, đã miêu tả cuộc chiến tranh này thành một bức tranh khác hẳn, đổ tất cả tội lỗi cho Nga, và những ai mà nói chiến tranh Ukraine là “chiến tranh ủy nhiệm” của NATO thì bị coi là loan truyền “sai lệch thông tin” và theo “luận điệu của Nga,” v.v.

Video dưới đây là trích đoạn bài giảng của giáo sư chính trị quốc tế John Mearsheimer của Đại học Chicago, ngày 25/9/2015, tức là chỉ ngay 1 năm sau cuộc đảo chính 2014 tại Kiev, trong đó, ông nói rõ rằng: “Điều đang diễn ra ở đây là phương Tây đang dẫn Ukraine theo con đường hoa anh thảo (con đường trông thì đẹp nhưng thực tế là con đường dẫn tới tai họa), và kết quả cuối cùng là Ukraine sẽ bị phá hủy”.

Nghĩa là ông không chỉ tiên đoán được đại chiến sẽ xảy ra vào 7 năm sau đó, mà còn tiên đoán được kết quả rằng Ukraine sẽ trở thành quốc gia què quặt. Tại sao ông có thể đoán được như thế? Không phải mọi thứ tội lỗi đều là do Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin như truyền thông tuyên truyền hay sao? Tại sao giáo sư lại biết trước kết quả cuộc chiến từ tận năm 2015, mặc dù trong suốt những năm qua truyền thông đều miêu tả là Nga sắp sụp đổ tới nơi rồi? Tất cả các phân tích và giải thích về việc đó được giáo sư nói tới từ lâu. Đó là bài giảng năm 2015 của ông. Kỳ thực giáo sư đã tuyên bố các nhận định ấy ít nhất từ 2014. Chỉ là cái video bài giảng 2015 trên Youtube với 30 triệu view là video nổi tiếng nên nhiều người biết đến nó hơn mà thôi:

Một trong những luận điểm để bác bỏ các kiểu bình luận như của giáo sư Mearsheimer, đó là nói, nếu không ủng hộ chính sách của chính quyền Biden trong chiến tranh Ukraine, thì cũng bằng như không ủng hộ Mỹ trong một xung đột tiềm năng trong tương lai ở Đài Loan. Đó là xuyên tạc ý tứ của giáo sư Mearsheimer. Ông là người cực lực ủng hộ Mỹ và các đồng minh trong việc bảo vệ Đài Loan, nếu thật sự có xung đột xảy ra trong tương lai.

Quay lại bài phỏng vấn của Cựu Thủ tướng Anh Johnson, người đã nói rõ rằng, phương Tây dùng Ukraine như công cụ để “làm nhiệm vụ” được giao. Trong bài phỏng vấn này, Telegraph đã hỏi về hòa ước bất thành năm 2022: Sau khi Ukraine và Nga đã coi như đồng ý hòa ước Istanbul rồi, chiến tranh lẽ ra đã chấm dứt và Ukraine đã không chết đi rất nhiều người và mất đi rất nhiều đất, thì ông Johnson xuất hiện ở Kiev, và hòa ước sau đó bị xé bỏ. Ông Johnson đã bác bỏ các nhận định rằng chính ông là người tác động lên Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khiến chính quyền Kiev đơn phương xé bỏ hòa ước Istanbul.

“Đó là những lời dối trá sặc mùi và thối nát,” ông Johnson nói với Telegraph.

Còn về tình hình chiến sự hiện nay, ông cho rằng sự thất bại trên chiến trường Ukraine là do phương Tây đã “không thành công trong việc leo thang [chiến tranh] đủ nhanh.”

“Vấn đề không phải là leo thang; mà vấn đề là không thành công trong việc leo thang đủ nhanh. Vẫn luôn có những lằng nhằng, sự chậm trễ, các tính toán chi ly về biện pháp [hỗ trợ],” ông Johnson nói, than phiền về những tắc nghẽn duyệt chi ngân sách ở Hạ viện Mỹ cuối năm 2023 và đầu năm 2024. “Đó là cơn ác mộng đối với Ukraine,” ông bình luận.

Theo ông, việc cho dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga lẽ ra phải được triển khai sớm hơn. Ông cũng phàn nàn rằng Mỹ, Anh, và Pháp đã đồng ý rồi, nhưng mà Đức lại vẫn còn chần chừ chưa quyết. “Điều đó thật đáng thương,” ông Johnson bình luận tình cảnh của người Ukraine hôm nay như thế.

Nhật Tân

Xem các tin khác của Hoa Kỳ & Thế Giới trong ngày

Những bản tin đậm nét có lượng view nhiều nhất

Tin Ngắn 24/7

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *