Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống MỹTin Portland cũ/ Daily News on Youtube/ Tin Ngắn Thế Giới / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Thiên Vân•Thứ Ba, 22/10/2024
Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm chính bầu cử của cuộc bỏ phiếu năm 2024. Báo cáo mới được Viện Trách nhiệm Chính phủ (GAI),  một tổ chức giám sát công bố đã liệt kê 50 thách thức trong năm chủ điểm lớn nhất mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy ba tuần nữa là đến Ngày Bầu cử (5/11). 

.

Tính liêm chính bầu cử đã trở thành tâm điểm chú ý của công chúng Hoa Kỳ từ sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi vào năm 2020. Mặc dù một số tiểu bang đã nỗ lực hết sức nhằm cải thiện tình hình, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều thách thức to lớn cần phải giải quyết.  

Theo báo cáo do Viện Trách nhiệm Chính phủ (GAI) mới công bố vào hôm thứ Tư (16/10), 50 thách thức đe dọa đến cuộc bầu cử có thể được phân chia thành năm nhóm chính:

“‘Tiền đen’ của ‘Zuckerbucks’ [khoản tiền quyên góp cho các hoạt động bầu cử mà  che dấu danh tính người quyên tặng] được sử dụng nhằm tác động đến cuộc bầu cử công; Các chiến dịch kiện tụng lợi dụng ngân sách để biến hệ thống tư pháp thành vũ khí chống lại đối thủ của các quan chức tại nhiệm; Các hoạt động ‘Kêu gọi cử tri đi bầu’ lợi dụng tình trạng tổ chức phi lợi nhuận để nhắm đến các cử tri thuộc đảng chính trị ưa thích; Gian lận bầu phiếu khi một người bỏ phiếu hai lần, gian lận phiếu bầu khi giả danh người khác, hoặc bầu phiếu mà không đủ điều kiện; và Gian lận bầu cử nhằm thao túng kết quả cuối cùng thông qua các hành vi phi pháp diễn ra trong quá trình kiểm phiếu hoặc thu thập phiếu bầu”, báo cáo cho biết. 

Dưới đây là các mối đe dọa thuộc từng chủ điểm trên:

  1. Tiền đen liên bang và sắc lệnh 14019 của Tổng thống Biden 

Sắc lệnh hành pháp 14019 của Tổng thống Biden được ban hành vào tháng 3 năm 2021, thường được những chính trị gia chỉ trích gọi là “Bidenbucks”, cũng được phân loại là “tiền đen”. Thuật ngữ tiền đen ám chỉ đến “Zuckerbucks” và tỷ phú Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook đã quyên tặng khoảng 400 triệu USD cho các tổ chức phi lợi nhuận thiên tả để tăng cường số lượng cử tri Đảng Dân chủ tham gia bầu cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Sắc lệnh hành pháp này yêu cầu “Lãnh đạo của mỗi cơ quan sẽ đánh giá cách mà cơ quan đó có thể, nếu thích hợp và tuân thủ luật pháp hiện hành, thúc đẩy cử tri đăng ký và tham gia bầu cử”, bao gồm cả quyết định “mời gọi và hỗ trợ các tổ chức thứ ba đã được [chính quyền] phê duyệt và các quan chức tiểu bang cung cấp dịch vụ đăng ký cử tri tại cơ quan”.

“Với việc không có bất kỳ cơ quan nào [trong nội các của Tổng thống Biden] công khai chiến lược của họ nhằm gia tăng số lượng cử tri tham gia bầu cử, khiến sắc lệnh EO 14019 trở nên thiếu tính minh bạch và che đậy cách các hoạt động của các cơ quan”, trích báo cáo của GAI. Vào tháng Sáu, Chủ tịch Ủy ban Quản trị Hạ viện Bryan Steil đã gửi lệnh triệu tập 15 quan chức nội các của ông Biden, yêu cầu cung cấp kế hoạch chi tiết của các cơ quan mà họ quản lý trong việc thực thi sắc lệnh hành pháp 14019.

Chính quyền Biden đã hợp tác với các tổ chức thiên tả để thực thi “Bidenbucks”. Vào tháng 7 năm 2021, Bộ Tư pháp đã điều hành một “phiên điều trần” với nhiều tổ chức phi chính phủ về việc thực thi “Bidenbucks” và trong phiên điều trần này không có bất kỳ tổ chức phi chính phủ nào thuộc phe bảo thủ tham gia.

Vào tháng Tám, chín tổng chưởng lý Đảng Cộng hòa đã khởi kiện chính quyền Biden về “Bidenbucks“, lập luận rằng sắc lệnh này “vi phạm Hiến pháp“. Trước đó vào đầu tháng Tám, hai bộ trưởng nội vụ tiểu bang Arkansas và Missouri Đảng Cộng hòa cũng đã đệ đơn khởi kiện chính quyền Biden về sắc lệnh hành pháp này.

2. Các chiến dịch kiện tụng pháp lý do các công tố viên bất lương tiến hành 

“Biện lý đặc biệt Jack Smith, Tổng chưởng lý New York Letitia James, Biện lý Quận Manhattan Alvin Bragg, và Biện lý Quận Fulton Fani Willis đều đã đưa ra nhiều vụ kiện khác nhau nhằm chống lại một đề cử viên hàng đầu cho chức vị tổng thống [năm 2024], sử dụng những lý thuyết pháp lý mà một số người đã chỉ trích là mới lạ và, đôi khi, bẻ cong [luật pháp]”, trích báo cáo của GAI.

Cựu Tổng thống Donald Trump, đề cử viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa cho đến nay vẫn đối phó được với phần lớn những rắc rối pháp lý mà ông gặp phải, trì hoãn các tiến trình pháp lý của các vụ kiện, cũng như làm chậm lại các vụ án thông qua các thủ tục kháng cáo. Mặc dù khả năng thấp ông Trump bị kết án trước cuộc bầu cử, nhưng ông hiện đang đối mặt với những công tố viên mong muốn khôi phục một số vụ án hình sự nhắm vào ông, đồng thời tạo ra các rào cản ngăn chặn những nỗ lực pháp lý kéo dài các vụ kiện thêm nữa từ đội ngũ luật sư của ông.

Ông Trump đã đối mặt với bốn vụ án hình sự riêng biệt, bao gồm hai vụ án từ Biện lý đặc biệt Smith liên quan đến những tuyên bố thách thức kết quả bầu cử năm 2020 và việc lưu trữ các tài liệu nhạy cảm tại tư dinh Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida. Bà Willis, Biện lý Quận Fulton, tiểu bang Georgia, cũng đưa ra các cáo buộc về Đạo luật Tổ chức Ảnh hưởng và Tham nhũng Racketeer (RICO) chống lại ông Trump cùng 18 đồng phạm liên quan đến những tuyên bố thách thức kết quả bầu cử ở Georgia. Vụ án “tiền bịt miệng” của ông Bragg, Biện lý Quận Manhattan ở tiểu bang New York, là vụ án duy nhất đã tiến tới xét xử và đảm bảo kết án.

3. Danh sách cử tri không minh bạch

Theo Đạo luật Đăng ký Cử tri Quốc gia năm 1993, các tiểu bang bắt buộc phải duy trì cập nhật danh sách cử tri. Tuy nhiên, một số tiểu bang dường như cập nhật danh sách này thường xuyên hơn những tiểu bang khác.

Tại tiểu bang Texas, Thống đốc Greg Abbott (Đảng Cộng hòa) đã thông báo trước truyền thông vào tháng Tám rằng hơn 1 triệu cử tri không đủ điều kiện đã bị loại bỏ khỏi danh sách cử tri kể từ năm 2021. Trong số đó, hơn 6.000 cử tri đã bị kết án trọng tội và gần một nửa triệu cử tri đã qua đời.

Cũng vào tháng Tám, ông Frank LaRose (Đảng Cộng hòa, Ohio), Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Ohio, cũng tuyên bố rằng hơn 150.000 cử tri đã bị loại bỏ khỏi danh sách cử tri. Ông LaRose cho biết tất cả 88 ủy ban bầu cử quận đã hoàn tất quá trình cập nhật danh sách cử tri hàng năm, và kết quả là 154.995 cử tri bị loại bỏ vì không tham gia bầu cử hoặc thông tin đăng ký của họ không được cập nhật.

Vào tháng Chín, ông Kevin Stitt (Đảng Cộng hòa), Thống đốc tiểu bang Oklahoma đã tiết lộ rằng hơn 450.000 đăng ký cử tri đã bị loại bỏ khỏi danh sách cử tri của tiểu bang kể từ năm 2021. Bang Oklahoma đã loại bỏ tổng cộng 456.309 cử tri khỏi danh sách, bao gồm 5.607 tù nhân trọng tội, 14.993 đăng ký trùng lặp, 97.065 cử tri đã qua đời, 143.682 cử tri đã chuyển ra khỏi tiểu bang, và 194.962 cử tri không tham gia bầu cử.

Tuy nhiên, các tiểu bang như Michigan và Pennsylvania có lịch sử duy trì danh sách cử tri thiếu minh bạch. Phần lớn các quận ở tiểu bang Michigan có tỷ lệ cử tri đăng ký cao bất thường. Có 23 quận với tỷ lệ đăng ký đạt 90%, và 53 quận khác có tỷ lệ đăng ký vượt quá 100% trong năm nay, theo báo cáo của GAI.

Trong khi đó, tiểu bang Pennsylvania vẫn phải đối mặt với các vấn đề về danh sách cử tri trong nhiều thập kỷ qua.

Vào năm 2017, ông Al Schmidt (Đảng Cộng hòa, Pennsylvania), Bộ trưởng Nội vụ Pennsylvania, từng giữ chức ủy viên thành phố Philadelphia vào thời điểm đó, đã nói với ủy ban Thượng viện tiểu bang Pennsylvania rằng ông đã phát hiện có hơn 100.000 trường hợp đăng ký cử tri trùng khớp với số bằng lái xe có chỉ số của Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Những chỉ số này thường ám chỉ rằng người có số bằng lái có liên quan đến vấn đề nhập cư, có thể không phải là công dân Hoa Kỳ, và do đó không đủ điều kiện bầu phiếu. 

Mặc dù không phải tất cả những người này đều đã đăng ký bỏ phiếu, nhưng ông Schmidt lập luận: “Chúng ta không phải đang nói về một con số nhỏ không đáng kể ở đây. Chúng ta đang nói về một số lượng tiềm ẩn rất lớn, lên đến hàng ngàn và hàng chục ngàn người”.

Vào tháng 9 năm 2017, Bộ Nội vụ Pennsylvania đã công bố trước truyền thông rằng hồ sơ cho thấy kể từ năm 1972 đến nay có 1.160 người không phải là công dân Hoa Kỳ đã yêu cầu tiểu bang hủy bỏ đăng ký cử tri của họ.

4. Người không phải công dân Hoa Kỳ vẫn bỏ phiếu

Khi các tiểu bang kiểm tra danh sách cử tri, họ đã phát hiện ra nhiều người không phải công dân Hoa Kỳ đã đăng ký bỏ phiếu.

Mặc dù người không phải công dân bị cấm bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang, và hầu hết các cuộc bầu cử địa phương, nhưng rất nhiều thành phố ở các tiểu bang như California, Maryland, Vermont, và Washington D.C vẫn cho phép người không phải công dân Hoa Kỳ được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương.

“Rất nhiều tiểu bang trên khắp cả nước, bao gồm tiểu bang Ohio, Minnesota, Nevada và Texas, đã kiểm tra danh sách cử tri và phát hiện hơn hai triệu cử tri không đủ điều kiện — bao gồm gần 30.000 người không phải công dân Hoa Kỳ chỉ tính riêng trong năm tiểu bang”, theo báo cáo của GAI.

Vào tháng Tám, ông LaRose, Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang, đã loại bỏ 499 người không phải công dân Hoa Kỳ khỏi danh sách cử tri của Ohio.

Khi tiểu bang Texas loại bỏ 1,1 triệu cử tri, hơn 6.500 người trong số đó không phải là công dân Hoa Kỳ, và khoảng 1.930 người trong số đó đã từng bỏ phiếu. Hồ sơ của 1.930 cử tri đã được văn phòng Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang chuyển đến văn phòng Tổng Chưởng lý để điều tra.

Vào tháng Chín, văn phòng Bộ truowrngr Nội vụ Arizona đã phát hiện rằng số cử tri đã đăng ký sai mà không cung cấp bằng chứng sở hữu quốc tịch Hoa Kỳ là 218.000. Con số này đã được cập nhật từ gần 98.000 cử tri trước đó trong tháng.

Tối cao Pháp viện Arizona đã phán quyết rằng gần 98.000 cử tri không chứng minh được quốc tịch của họ có thể tham gia bỏ phiếu cho tất cả các vị trí ở cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương trong các cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Sau khi phát hiện ra thêm 120.000 cử tri không có quốc tịch, văn phòng Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang cho biết phán quyết của Tối cao Pháp viện Arizona vẫn có hiệu lực và những cử tri này cũng có thể bỏ phiếu cho tất cả các vị trí trong các cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. 

5. Bỏ phiếu qua thư 

“Bỏ phiếu qua thư, còn được gọi là bỏ phiếu vắng mặt tự động, rất thuận tiện nhưng có thể mang đến những rủi ro nghiêm trọng đối với tính liêm chính bầu cử. Phiếu bầu có thể bị thất lạc trong quá trình vận chuyển hoặc bị chỉnh sửa, và việc đảm bảo chuỗi giám sát an toàn là điều không thể. 20% số cử tri tham gia khảo sát, những cử tri đã bỏ phiếu qua thư, thừa nhận đã thực hiện ít nhất một loại gian lận [bầu cử]. Những phiếu bầu qua thư này rất khó xác minh, ngay cả khi yêu cầu xác thực chữ ký. Phiếu bầu có thể đến muộn và đặt ra rất nhiều câu hỏi khó khăn về thời điểm kết thúc quá trình kiểm phiếu”, theo báo cáo của GAI. 

Vào năm 2005, Ủy ban Cải cách Bầu cử Liên bang lưỡng đảng — gồm cựu Tổng thống Jimmy Carter và cựu Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, James Baker — đã lên tiếng lo ngại về hình thức bỏ phiếu vắng mặt.

“Mặc dù bỏ phiếu qua thư dường như thúc đẩy [cử tri tham gia tích cực hơn] vào các cuộc bầu cử địa phương, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy hình thức này mở rộng đáng kể [số lượng cử tri] tham gia vào các cuộc bầu cử liên bang. Hơn nữa, [hình thức bỏ phiếu qua thư] gây ra những quan ngại về quyền riêng tư, khi công dân bỏ phiếu tại nhà có thể bị cưỡng ép bỏ phiếu cho một số đề cử viên, và nó cũng làm gia tăng nguy cơ gian lận bầu cử“, ủy ban cho biết. 

“Bỏ phiếu qua thư có khả năng gia tăng các nguy cơ gian lận và khiến các cuộc bầu cử bị tranh cãi ở các tiểu bang khác, nơi dân cư di chuyển thường xuyên hơn, nơi có lịch sử bầu cử bất thường, hoặc nơi các biện pháp bảo đảm tính toàn vẹn của lá phiếu yếu hơn“, ủy ban nhấn mạnh thêm. 

Vào tháng Chín, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa đã gửi thư tới Quận Montgomery, tiểu bang Pennsylvania, yêu cầu quận này chấm dứt phân phát phiếu bầu qua thư, với lý do những phiếu bầu này chưa trải qua quy trình bắt buộc kiểm tra logic và kiểm tra độ chính xác, nhằm đảm bảo rằng hệ thống bỏ phiếu và các phiếu bầu được quản lý chính xác, minh bạch và không bị lỗi kỹ thuật. 

Tại tiểu bang Connecticut, sau khi xuất hiện cáo buộc quan chức thu thập và gửi phiếu bầu thay mặt cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng Chín năm ngoái dẫn đến tòa án đã yêu cầu “tổ chức lại” cuộc bầu cử, Bộ trưởng Nội vụ Connecticut Stephanie Thomas (Đảng Dân chủ) đã khuyến nghị các cử tri nên bỏ phiếu trực tiếp tại các địa điểm bỏ phiếu trước thềm cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức lại cho chức vị thị trưởng thành phố Bridgeport vào tháng Một năm nay.

Thiên Vân, theo Just the News

Xem các tin khác của Hoa Kỳ & Thế Giới trong ngày

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *