Tòa Bạch Ốc: NATO chưa đạt được đồng thuận trong việc mời Ukraine gia nhập NATO

Home / Home page AchivesTin Tức / Bình Luận / Thông Báo / Sinh Hoạt CĐ Sự kiện / Đời Sống MỹTin Portland cũ/ Daily News on Youtube/ Tin Ngắn Thế Giới / Portland có gì lạLưu Trữ / Tài Liệu/ Bầu cử 2024/

TIN TỨC HÀNG NGÀY

TIN PORTLAND & VANCOUVERHOA KỲ & THẾ GIỚINGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠITIN VIỆT NAM

Nhật Tân•Thứ Sáu, 18/10/2024
Trong cuộc họp chiều 17/10 (giờ Mỹ) trước thềm chuyến công du tới Châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đại diện của chính quyền Biden đã trả lời rằng đã “có các thảo luận” quanh vấn đề mời Ukraine gia nhập NATO, nhưng hiện nay chưa “đạt được sự đồng thuận”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng phu nhân (trái), và Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng phu nhân (phải) tại Tòa Bạch Ốc, 9/2024 (ảnh SAUL LOEB/AFP/GETTY)

Theo văn bản cuộc họp đăng trên website của Nhà Trắng, một quan chức cấp cao đại diện cho Nhà Trắng đã được hỏi về một số điều liên quan tới Ukraine.

Ông đã trả lời:

“Có thảo luận giữa các đồng minh NATO về lời mời. Hiện tại chưa có sự đồng thuận về việc đưa ra lời mời cho Ukraine. Nhưng như các vị đã biết, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO chỉ vài tháng trước —vào tháng 7, giữa tháng 7— tất cả 32 nước đồng minh đều khẳng định rằng Ukraine đang trên con đường không thể đảo ngược để trở thành thành viên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là các chiến thuật làm thế nào để khuyến khích con đường đó và làm thế nào để đạt được sự đồng thuận trong các bước tiếp theo.”

Trong một tài liệu mang tên “kế hoạch chiến thắng” mà ông Zelensky công bố hôm Thứ Tư, điều đầu tiên là ông mong muốn Ukraine gia nhập NATO ngay lập tức.

Theo Natalia Galibarenko, cựu Đại sứ của Ukraine tại Anh, thì “Ý tưởng của chúng tôi là việc đưa ra lời mời cho Ukraine vào thời điểm này là một tín hiệu chính trị. Chúng tôi chân thành tin rằng nó có thể là một phần di sản của chính quyền Mỹ hiện tại.”

Việc vận động có được lời mời Ukrain khi ông Biden còn tại chức, dường như là bởi vì lo lắng về rủi ro xuất hiện sau khi một vị tổng thống khác lên thay ông vào đầu năm tới.

Hiện nay đã có 2 thành viên của NATO —Slovakia và Hungary— đã tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu phản đối đối với quyết định mời Ukraine tham gia NATO.

Về vấn đề di sản của ông Joe Biden sau khi rời nhiệm sở, thì chiến tranh Ukraine có lẽ sẽ là một phần trong đó. Thời ông làm Phó Tổng thổng cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, năm 2014 diễn ra cuộc đảo chính ở Kiev, lật đổ chính phủ được cho là thân Nga. Từ đó, chính quyền Kiev được điều hành bởi những người chống Nga. Nga lấy lý do bảo vệ an ninh của mình, và cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO là mối đe dọa không chấp nhận được, đã tiến hành đưa quân Ukraine vào tháng 2/2022 trong cái mà họ gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”. Đó cũng là thời mà ông Joe Biden làm Tổng thống. Trong gần 3 năm kể từ đó tới nay, ông Biden thể hiện rất ủng hộ Kiev trong cuộc chiến này.

Nhật Tân

Xem các tin khác của Hoa Kỳ & Thế Giới trong ngày